Được mệnh danh là một trong những công trình kiến trúc hàng đầu thế kỷ XIX, lăng Tự Đức sở hữu nét uyên bác, tinh tế tuyệt vời. Đây là một điểm đến rất được lòng những du khách yêu thích vẻ đẹp cổ xưa. Không ngông cuồng, ngạo nghễ như lăng Khải Định, Tự Đức chỉ e thẹn nép mình trong dòng chảy bình yên của xứ Huế mộng mơ. Mặc dù được xây dựng đã lâu, thế nhưng hiện tại, nơi này vẫn mang đậm phong cách Nho giáo với vẻ trầm mặc, uy nghiêm khó có thể nhầm lẫn. Nếu đã đặt chân tới miền đất Cố đô, sẽ thật là thiếu sót khi các bạn không ghé thăm lăng Tự Đức. Chính bởi vậy, hãy nhanh tay bỏ túi ngay một vài kinh nghiệm thăm thú nơi đây mà ltcisllc.com mang đến hôm nay nhé!
Mục lục
Vị trí toạ lạc của lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức tọa lạc tại phường Thủy Xuân, xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Du khách muốn thăm quan nơi đây nên di chuyển bằng xe riêng hoặc thuê xe taxi để thuận tiện khám phá hết các công trình tuyệt tác tại địa điểm này. Để giới thiệu về lăng Tự Đức thì đây là công trình kiến trúc thời nhà Nguyễn. Được xem là không gian đẹp nhất trong quần thể các lăng mộ và cung điện của các vua triều Nguyễn tại đất Cố đô. Dù đã trải qua thời gian, nhưng gần 50 công trình trong lăng vẫn gìn giữ được nét đẹp vốn có của nó.
Lịch sử hình thành của lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng. Nơi đây được vua Tự Đức cho xây dựng để làm chốn nghỉ ngơi sau công việc triều chính. Trong số 13 vị vua thời Nguyễn, Tự Đức được xem là vị vua nổi tiếng nhất với thời gian tại vị lâu nhất 36 năm (từ 1847 đến 1883). Ông là người có trình độ cao về học vấn Đông Dương. Đặc biệt là Nho học.
Làm vua trong bối cảnh đất nước khó khăn khi bên ngoài giặc thù xâm lược; bên trong huynh đệ đấu đối dành ngôi báu; bản thân hay bệnh tật, đau ốm nên không có con. Để trốn tránh những biến cố khắc nghiệt đó, ông đã cho xây dựng khu lăng tẩm này như một tiêu cung thứ hai để tiêu sầu cũng như phòng sự ra đi bất chợt.
Tháng 12 năm 1864, công trình được chính thức khởi công xây dựng. Dưới sự góp công của hơn 6000 lính và thợ tập hợp lại để đào hào, đắp lũy, xây thành quách và lăng mộ. Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên là Vạn Niên Cơ. Thế nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi sướng, ông đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua mất, mọi người gọi đó là Khiêm Lăng.
Nét kiến trúc độc đáo của lăng Tự Đức
Lăng gồm hai phần chính là khu vực tẩm điện và lăng mộ. Đi qua khỏi Khiêm Cung Môn, mở ra trước mắt là cửa tam quan hai tầng. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đẹp mắt trong khuôn viên lăng Tự Đức. Đi qua cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ. Tiếp đến là Khiêm Cung Môn hiện lên cùng hồ Linh Khiêm trong vắt. Và tại khuôn viên hồ Linh Khiêm, du khách sẽ thấy Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ.
Bước dần vào trong Khiêm Cung Môn, chính giữa ta sẽ thấy điện Hòa Khiêm. Và đi hết điện Hòa Khiêm là đến điện Lương Khiêm. Đi hết khu tẩm điện tuyệt đẹp sẽ đến khu lăng mộ linh thiêng. Đầu tiên, du khách sẽ rất bất ngờ khi chứng kiến hai hàng tượng quan văn võ. Và cuối cùng ngắm nhìn tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài Khiêm Cung Kí.
Kinh nghiệm ghé thăm lăng Tự Đức
Phương tiện di chuyển đến lăng Tự Đức
Nơi đây chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 06 km. Bạn có thể đạp xe đạp, đi xe máy hoặc taxi để di chuyển đến lăng Tự Đức dễ dàng, thuận tiện. Bắt đầu từ ga Huế, chạy thẳng con đường Bùi Thị Xuân. Tiếp đến rẽ và chạy thẳng đường Huyền Trân Công Chúa. Như vậy là bạn đã đến được địa điểm lịch sử nổi tiếng này!
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm lăng Tự Đức
Thời tiết tại Cố đô Huế không phải lúc nào cũng thoải mái. Vì thế, để có trải nghiệm du lịch tốt nhất, du khách nên đến vào khoảng tháng 01, tháng 02. Đây là thời gian không khí dễ chịu nhất. Đặc biệt thích hợp để tham quan các điểm di tích lịch sử.
Thời gian để khám phá toàn bộ lăng Tự Đức
Thông thường, để tham quan hết cảnh quan, khách du lịch cần khoảng từ 03 đến 04 tiếng. Một quần thể kiến trúc tuyệt hảo của thế kỷ XIX như vậy, sẽ thật đáng tiếc nếu không từ từ trải nghiệm, tận hưởng để thấy được cái hay, cái đẹp của lịch sử. Phải không nào!
Những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm lăng Tự Đức
- Khiêm Cung Môn: Là công trình hai tầng dạng vọng lâu độc đáo. Nơi này là địa điểm cho vua nghỉ ngơi. Trung tâm khu vực này là điện Hòa Khiêm. Khi vua còn sống, đây là nơi vua làm việc. Khu vua băng hà, đây là nơi để thờ vua và hoàng hậu triều Nguyễn.
- Điện Lương Khiêm: Nằm phía sau điện Hòa Khiêm trong Khiêm Cung Môn. Thời xưa, nơi này là chỗ nghỉ ngơi của vua. Sau được dùng là nơi thờ vong linh Từ Dụ – mẹ của vua Tự Đức. Và bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi cất đồ ngự dụng.
- Nhà hát Minh Khiêm: Nằm ở phía bên trái điện Lương Khiêm. Đây trước là nơi nhà vua xem hát, nghỉ ngơi. Ngày nay, nhà hát vẫn thường tổ chức biểu diễn Ca Huế tại Xung Nghiêm Tạ.
- Đảo Tịnh Khiêm: Là nơi nhà vua hay đến để thưởng hoa, làm thơ, đọc sách. Một mảnh đất ngày xưa được trồng hoa, nuôi thú, để đem đến cảnh sắc đẹp tuyệt vời.
- Khu lăng mộ: Nằm sau khu vực tẩm điện. Du khách sẽ bất ngờ khi thấy hai hàng tượng quan văn võ đứng với vẻ hùng dũng, uy nghi. Và tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài thơ “Khiêm Cung Ký” do vua Tự Đức sáng tác. Tác phẩm chứa nội dung tự sự về chính cuộc đời của nhà vua.
Lăng Tự Đức sở hữu lối kiến trúc cổ với phong cách bày trí mang đậm nét vương giả, uy nghiêm nhưng cũng không kém phần thanh thoát, nhẹ nhàng. Đây chắc chắn sẽ là địa điểm du lịch giúp du khách có một chuyến thăm quan không thể nào quên!